Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

CẬN CẢNH NGHÈO TÚNG NỢ NẦN CỦA NGHỆ SỸ VIỆT KHI VỀ GIÀ

(Đồng Phục Việt Nam) Trước cảnh sống cô độc, nghèo khó của nhiều nghệ sĩ Việt, không ít người cảm thấy chạnh lòng khi nhớ về thời vàng son của những nghệ sĩ lớn như Nguyễn Văn Tí, Trần Hạnh...
Diễn viên Mạc Can
Cảnh nghèo túng, nợ nần khi về già của nghệ sĩ Việt
Ghi dấu trong lòng công chúng với những vai diễn ấn tượng, một cây bút “trẻ” tài ba, hay một nhà ảo thuật đường phố, ấy vậy mà vào cái tuổi thất thập, Mạc Can vẫn là kẻ vô sản, cô đơn.
Nhiều lần vì không tìm được lối thoát cho những bi kịch đời mình, Mạc Can đã quyết tìm đến cái chết nhưng không thành. Theo ông, giờ bản thân chỉ ngồi chờ “qua phà”. Hiện tại, “ông hề già” đang phải nhập viện vì chứng xuất huyết bao tử. Theo lời bác sĩ, vì ông uống nhiều thuốc giảm đau nên bị “lủng” bao tử. Mạc Can giật mình đáp: “Sao bác sĩ không nói tui sớm sớm để giờ mới nói”. Ông còn làm điệu bộ mếu như đứa trẻ lên ba khiến mọi người chung phòng vừa buồn cười, vừa thấy thương. Nguyện vọng của Mạc Can là khi qua đời được nằm gần hai người bạn thân: nhà văn Sơn Nam và nghệ sĩ Hồ Kiểng.
Đào triển vọng Trang Thanh Xuân
Cảnh nghèo túng, nợ nần khi về già của nghệ sĩ Việt
Nghệ sĩ Trang Thanh Xuân từng hát chính và được khán giả nhắc đến nhiều với vai diễn Bạch Thanh Nga trong vở Máu nhuộm sân chùa. Không ai ngờ rằng, trong suốt 15 năm qua, cô đào chính triển vọng của sân khấu cải lương năm nào lại phải sống qua ngày bằng nghề bán vé số và nhặt ve chai ngay khu vực chợ Rạch Ông, Q.8, TP.HCM.
Với khoản thu 60.000 đồng mỗi ngày, bà phải dành để trang trải cuộc sống và chống chọi với căn bệnh rối loạn tiền đình, hở van tim và thấp khớp. Không có tiền mua thuốc, bà dùng vải gai bó chặt đầu gối để tiện đi lại mỗi khi đau nhức. Hiện nghệ sĩ Trang Thanh Xuân đang sống trong một ngôi nhà nhỏ cùng với em gái. Bà cho biết, ngoài số tiền chắt bóp mỗi ngày, hàng tháng bà được Ban Ái hữu nghệ sĩ TP.HCM trợ cấp 10kg gạo và 150.000 đồng. Tuy nhiên, số trợ cấp này không ổn định do phụ thuộc vào lòng hảo tâm của các mạnh thường quân. 
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
Cảnh nghèo túng, nợ nần khi về già của nghệ sĩ Việt
Không chỉ nổi tiếng với những sáng tác để đời như Dư âm, Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh..., nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý còn được biết đến như một trong năm nhạc sĩ có công thành lập nên Hội nhạc sĩ Việt Nam.
Hiện tại, nhạc sĩ của Dư âm đang trải qua tuổi 90 nghèo túng, bệnh tật và cô quạnh giữa lòng Sài Gòn. Trong căn phòng chưa đầy 10m2, bề bộn đồ đạc phủ bụi, người nhạc sĩ già nằm lẻ loi trên giường sau lần thứ ba bị tai biến. Mọi hoạt động của ông đều phải nhờ sự hỗ trợ từ người giúp việc đã ngoài 50 tuổi. Ngoài lương hưu và tiền tác quyền, nhạc sĩ còn nhận được ít nhiều sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân. Mỗi lần có ai đến thăm ông lại không khỏi tủi thân về tuổi già đơn quạnh. “Ngày trước, tôi quan tâm, sống tốt với nhiều người lắm. Không hiểu sao khi về già, cuộc đời đáp lại tôi thế này!” - Nhạc sĩ nói trong nước mắt. Thế nhưng, giữa những tủi hờn khi nói về sự cực khổ của cuộc sống hiện tại, khi có ai hỏi han hay nhắc đến những kỷ niệm quá khứ, vị nhạc sĩ già vẫn vô cùng hứng khởi. 
NSƯT Trần Hạnh
Cảnh nghèo túng, nợ nần khi về già của nghệ sĩ Việt
Không phải ngẫu nhiên mà người nghệ sĩ già "chuyên trị" vai nông dân nghèo đất Bắc Trần Hạnh lại thốt lên: “Đời tôi còn khổ hơn phim”.
Ở tuổi 85, người nghệ sĩ già vừa phải chợ búa, cơm nước, rau cháo, giặt giũ vừa chăm sóc cậu con trai út bị ngớ ngẩn bởi di chứng của tai nạn giao thông. Một tháng lương hưu của ông chỉ khoảng 2-3 triệu đồng, vừa phải chi tiêu cơm ăn hàng ngày, vừa phải lo các khoản lặt vặt khác. “Ông già nghèo” Trần Hạnh còn cho biết, ban ngày ông tranh thủ bán thêm vài món đồ trước ngôi nhà cũ kỹ, tồi tàn gần ga Trần Quý Cáp (Hà Nội) để có đồng ra đồng vào. Tuy nghèo khó nhưng ông vẫn đầy lạc quan: “Buồn chẳng mang lại gì cả, mà chỉ khổ thêm. Mỗi người đều có một lần sống, nên phải trân trọng và yêu quý nó”. Ngay cả khi những người con khác của mình cho tiền, ông cũng không nhận sự giúp đỡ: “Mình không cho chúng nó thì thôi, lấy làm gì…”.
Tài tử Việt - Nghệ sĩ Chánh Tín
Cảnh nghèo túng, nợ nần khi về già của nghệ sĩ Việt
Năm qua, nhiều người đã cầm lòng không đặng khi chứng kiến cảnh tài tử hào hoa bậc nhất làng điện ảnh Việt lâm vào nợ nần, bị tịch biên tài sản vì khoản nợ "khủng" hơn 10 tỷ đồng do đứng ra bảo lãnh vay ngân hàng đầu tư vào Dòng máu anh hùng.
Không chỉ mệt mỏi và tiều tụy vì món nợ khổng lồ, ông còn đau đớn vì bị bệnh tật hành hạ. Hiện tại nguyện vọng của vợ chồng ông là có một nơi để ở, được làm việc để giảm bớt gánh nặng kinh tế. Mới đây cặp đôi vàng sân khấu ca nhạc thập niên 70-80, Chánh Tín – Bích Trâm đã trở lại với khán giả hâm mộ qua đêm nhạc “Chánh Tín – Bích Trâm: Bắt đầu từ một kết thúc” tại phòng trà Tiếng Xưa, như là một cách để lấy lại tin yêu cuộc sống sau những biến cố vừa trải qua.
"Vua nhạc sến" Vinh Sử
Cảnh nghèo túng, nợ nần khi về già của nghệ sĩ Việt
Được xem là “vua nhạc sến” với tiền bạc ê hề thời kỳ đỉnh cao, thế nhưng hiện tại căn nhà của Vinh Sử chỉ là một cái ngách nhỏ với bề ngang khoảng 1m và chiều dài 5m.
Khốn khổ hơn, hiện ông "vua nhạc sến" phải hằng ngày đối diện với căn bệnh quái ác. Tính đến nay ông đã trải qua 4 lần phẫu thuật, bị cắt bỏ gần như toàn bộ ruột già và phải đeo hậu môn giả. Từ 68 kg, bây giờ ông còn hơn 40 kg. Hiện tại, chi phí để chữa bệnh cho nhạc sĩ Vinh Sử đang là quá sức, nên ông chỉ dám uống thuốc nam để cầm cự. Một số ca sĩ, nhà hảo tâm cũng có ghé thăm và tặng ông chút tiền bồi dưỡng, thuốc thang. Thu nhập của “vua nhạc sến” phần lớn đến từ tiền tác quyền lãnh theo quý. Với vài triệu đồng mỗi tháng, hai vợ chồng phải chắt chiu từng đồng, phần để trả tiền nhà, phần để chữa bệnh.
NSƯT Hoàng Lan
Cảnh nghèo túng, nợ nần khi về già của nghệ sĩ Việt
Hình ảnh một diễn viên Hoàng Lan lanh lợi, hoạt bát cả trong phim lẫn ngoài đời giờ không còn nữa, đổi lại, là những u buồn, bế tắc của phận đời bi đát.
Không chồng, không con đã khổ, thế nhưng từ khi nhiều thứ bệnh như đau khớp, thoát vị đĩa đệm, giãn tĩnh mạch, tăng nhãn áp cấp... ập đến cùng lúc, chị chỉ quẩn quanh trong bốn bức tường nhà. Đáng lo hơn là đôi mắt của chị không còn nhìn rõ nữa, nếu không mổ kịp thời sẽ có nguy cơ bị mù. Vốn là người mạnh mẽ, vui tính, nhưng trong những khoảnh khắc đau khổ nhất, chị vẫn nghẹn ngào: “Tôi trầm uất, chán chường, lo lắng đến mất ăn, mất ngủ. Không tiền chữa bệnh, có lúc tôi bế tắc, muốn uống thuốc ngủ để chấm dứt cuộc đời”. Để giúp vơi đi phần nào những đau đớn bệnh tật của chị, các nghệ sỹ phía Nam đã thực hiện nhiều đêm nhạc để quyên góp giúp chị vượt qua khó khăn hiện tại. Được biết từ năm 2011, những điều không may bắt đầu bủa vây cuộc đời nghệ sĩ khi bị xe đâm, gây chấn thương đầu gối trái. Giữa năm 2011, những vuông tôm chị đầu tư gặp bão và mất trắng, quán bún bò Huế phải đóng cửa. Tiền bạc lũ lượt ra đi, đẩy Hoàng Lan vào hoàn cảnh nghèo túng. 
Diễn viên Hán Văn Tình

Người nghệ sĩ luôn mang tiếng cười tới cho mọi người Hán Văn Tình hiện tại phải đang phải chống chọi với bệnh ung thư quái ác đã di căn sang phổi. Sau hơn một tháng phát hiện ra bệnh, sức khỏe của diễn viên Chu Văn Quyềnh (phim Đất và người) đã có nhiều dấu hiệu đi xuống. Ông cảm thấy khó thở và phải nhờ tới sự trợ giúp của các thiết bị y tế.
Cảnh nghèo túng, nợ nần khi về già của nghệ sĩ Việt
Diễn viên Hán Văn Tình đang được điều trị tại viện.
Theo chia sẻ của vợ nghệ sĩ Hán Văn Tình, dù biết tình trạng bệnh nhưng ông không chịu tiêm thuốc vì biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền để chi trả. Dù vậy, nam diễn viên này vẫn luôn lạc quan, động viên, an ủi vợ: "Em ơi, sống chết còn có số, có giời. Anh không bị làm sao đâu".
Các sao Việt miền Bắc đang kêu gọi nhau tổ chức đêm nhạc để quyên góp tiền giúp đỡ cho diễn viên Hán Văn Tình
Công ty Quỳnh Thy nhận đặt may số lượng lớn đồng phục theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh.

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỲNH THY VIỆT NAM
(Chuyên may đồng phục theo yêu cầu)
* Nhận may đồng phục và cung cấp đồng phục: đồng phục áo phông, áo sơ mi nhân viên văn phòng, công sở, đồng phục công ty , bệnh viện,bảo vệ. dong phuc ao phong
* Đồng phục mùa đông : đồng phục áo khoác, đồng phục áo gió, đồng phục áo nỉ
* khách sạn,nhà hàng : áo đồng phục nhân viên, đầu bếp, các loại chăn ga trải bàn phục vụ phòng, rèm cửa.
* Đồng phục công nhân, Kỹ sư, bảo hộ lao động.
Áo phông khuyến mãi, quà tặng, quảng cáo dành cho các công ty & doanh nghiệp.
* Đồng phục học sinh, sinh viên, đồng phục quảng cáo ….
Chuyên thiết kế may mặc các loại sản phẩm dệt may, quần áo bảo hộ lao động, may đồng phục uy tín chuyên nghiệp với giá tốt nhất Hà Nội. bao ho lao dong
- Sản xuất: Quần áo bảo hộ lao động rời,đồ liền quần, đồng phục các cơ quan, xí nghiệp trên các chất liệu như: thun, kate, xi Korea, kaki VN, kaki cotton, cotton 100%.
Các sản phẩm đồng phục dành cho :
+ Công nhân ngành khai thác khoáng
+ Công nhân ngành năng lượng
+ Công nhân ngành luyện kim, cơ khí, hóa chất
+ Công nhân sản xuất hàng tiêu dùng
+ Công nhân điện tử – tin học
+ Công nhân chế tạo xe
+ Công nhân dệt may
+ Công nhân đóng tàu
+ Công nhân sản xuất vật liệu xây dựng
+ Công nhân bảo trì, bảo dưỡng
+ Công nhân vệ sinh
+ Nhân viên văn phòng, bảo vệ, quốc phòng , học sinh…
- Quần áo đi mưa, mũ lưỡi trai áo ghi lê , áo phản quang, mu luoi trai
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỲNH THY VIỆT NAM
Địa chỉ : Số 117 – Đội 10 – Tổ Ngọc Trục – Đại Mỗ – Nam Từ Liêm – Hà Nội
ĐT : 04.63282934 Hotline : Ms Thanh 093 454 3133
Mr Nguyên: 0168 999 7317
Ms Vui: 0977 908 546
Ms Hiền: 01689 776 330
Email : quynhthy.net@gmail.com Website : www.quynhthy.net
Hỗ trợ trực tuyến : Y!M : quynhthyvietnam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét